Những Công trình Xanh của “Ông lớn” Chuyên Bất Động Sản Việt Nam

Công trình xanh – kiến trúc xanh là một trong những giải pháp để thích ứng với việc biến đổi khí hậu và giảm thiểu khí thải nhà kính, giải quyết đáng kể các vấn đề liên quan đến môi trường sống của cư dân tại khu vực. Vậy đâu là những tiêu chí để xác định bất động sản xanh?

Thế nào là công trình xanh?

Công trình xanh được thiết kế, xây dựng và vận hành trong cả vòng đời theo hướng sử dụng tài nguyên hiệu quả, đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng, giảm tác động đến môi trường, đem lại lợi ích kinh tế lâu dài. Tất cả các yếu tố trên phải định lượng được.

Theo tài liệu của GreenViet, năm 2010 – 2011 chỉ có 2 công trình xanh tại Việt Nam, thì tới năm 2012 – 2013 đã tăng lên 15 công trình và đến năm 2016 – 2017 dự kiến sẽ có hơn 42 công trình dự án được cấp giấy chứng nhận công trình xanh.

Thực tế cho thấy, các công trình xanh tại Việt Nam hiện đang tập trung đa phần vào ngành công nghiệp (các nhà máy) với 15/42 dự án, kế đến là các dự án văn phòng 10/42 dự án. Các dự án khu dân cư, căn hộ, trung tâm thương mại hay trường học đều ở con số rất khiêm tốn với 5-6/42 dự án.

Điều đáng lưu ý hiện nay chính là sự phát triển nhanh về số lượng, cũng như chất lượng của các công trình xanh tại Việt Nam. Tuy số lượng công trình xanh hiện nay tại Việt Nam không phải là con số to lớn, nhưng khi nhìn vào tốc độ gia tăng, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự vận động, đóng góp của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) thông qua các hệ thống đánh giá chuẩn mực, là không hề nhỏ. Trên thế giới đã có hơn 30 nước có hệ thống đánh giá công trình xanh như USGBC (Mỹ), Bream (Anh), DGNB (Đức), HQE (Pháp), BCA Green Mark (Singapore), Lotus (Việt Nam)… Trong đó, hệ thống đánh giá LEED của USGBC (Mỹ) là hệ thống thông dụng nhất, được hơn 150 quốc gia áp dụng.

Tìm hiểu về hệ thống đánh giá LEED và Lotus

Tại Việt Nam, có 3 hệ thống đánh giá công trình xanh đã được đưa vào sử dụng là LEED, Lotus và BCA Green Mark. Trong đó, hệ thống LEED đươc xem là tiêu chuẩn có những yêu cầu khắt khe nhất. Được biết, để một công trình đạt chứng nhận LEED, tổ chức USGBC (US Green Building Council) sẽ xem xét và cho điểm các hạng mục sau là vật liệu, tài nguyên sử dụng phải là vật liệu tái sử dụng, thân thiện môi trường, vật liệu địa phương có nguồn gốc gia công sản xuất; Chất lượng môi trường không khí trong nhà (thông gió, quản lý chất lượng không khí trong công trình, sự thoải mái về nhiệt, ánh sáng ban ngày và tầm nhìn); Thiết kế đổi mới mang tính ứng dụng cao; Giảm tiêu thụ điện năng (khi công trình giảm tiêu thụ năng lượng, khí thải nhà kính cũng được giảm theo, tác động mạnh đến việc bảo vệ môi trường); Sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm; Kết nối giao thông công cộng; Địa điểm bền vững.

Công trình đạt được từ 40 – 49 điểm sẽ đạt được chứng nhận LEED Xanh, 50-59 điểm sẽ đạt chứng nhận LEED Bạc, 60-79 điểm đạt chứng nhận LEED Vàng, trên 80 điểm là chứng nhận LEED Bạch Kim.

Khoá Đào tạo: Giới thiệu về Hệ thống Chứng nhận LEED - VGBC

 

Bà Melissa Merry Weather, Giám đốc Công ty Green Consult – Asia , Chủ tịch VGBC, đơn vị tư vấn công trình đạt tiêu chuẩn LEED cho biết, chứng chỉ LEED của Mỹ được công nhận trên toàn cầu là một chứng nhận cao cấp về công trình xanh, được thẩm định cho những dự án kiến trúc từ khâu thiết kế, xây dựng và vận hành, hướng đến việc cải thiện hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải CO2.

“Tuy công trình xanh là một xu thế mạnh trên thế giới, nhưng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thì đây vẫn còn rất mới… Tuy nhiên, giờ đây chúng ta biết rằng, công trình xanh có thể được thực hiện ở Việt Nam, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Đó chính là sự cộng hưởng cùng tham gia trong sự phát triển công trình xanh của các nhà đầu tư, các ngành xây dựng”, bà Weather đánh giá và cho biết, hiện nay, trên thế giới, có hơn 150 quốc gia áp dụng tiêu chuẩn xanh LEED trong xây dựng, trong đó riêng tại Mỹ có tới 60.000 công trình. Từ năm 2000, tiêu chí này được công nhận trên toàn thế giới trong việc xây dựng nhà cao tầng.

Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam vẫn đang sử dụng hệ thống đánh giá Lotus – một hệ thống đánh giá mang tính tự nguyện theo định hướng thị trường do VGBC xây dựng riêng cho môi trường xây dựng của Việt Nam.

Hệ thống đánh giá Lotus cũng có 4 cấp độ là Lotus Xanh (40%), Lotus Bạc (55%), Lotus Vàng (65% ) và Lotus Bạch Kim (75%). Lotus được tập trung phát triển phù hợp dựa trên các nguyên tắc chung của các hệ thống đánh giá công trình xanh khác, đánh giá dựa trên các tiêu chí như sử dụng năng lượng và nước hiệu quả, nguyên vật liệu bền vững, giảm chất thải và ô nhiễm, tăng cường sức khỏe và tiện nghi, phát triển cộng đồng.

=> Tham khảo các dự án của UPC

Với vị trí là một trong những thành viên của Hiệp Hội Công Trình Xanh Việt Nam (VGBC) , nhà thầu cảnh quan chuyên nghiệp UPC hy vọng được hợp tác với quý doanh nghiệp tạo nên các kiệt tác cảnh quan bền vững, công trình xanh đạt chúng nhận Lotus. Nếu cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với UPC qua hotline (+84) 0919 969 969 hoặc (0254) 357 5555. Đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp tư vấn.