Lợi ích kiến trúc xanh và nguyên tắc của kiến trúc xanh

Môi trường hiện tại đang ngày càng bị ô nhiễm, không khí trong lành dần dần bị thay thế bởi mùi độc hại và khói bụi. Các nhà khoa học hiện nay đã cảnh báo rằng nếu chúng ta không có những bước thay đổi, môi trường trong tương lai sẽ càng ngày càng tệ hại hơn nữa. Vì vậy, xu hướng kiến trúc xanh cho nhà ở nói riêng và cảnh quan, không gian sống đô thị nói chung, đang là mối quan tâm hàng đầu của các KTS và ngành kiến trúc.

Kiến trúc xanh đã có được những thành tựu và hiệu quả tốt trong việc sử dụng các loại vật liệu tiết kiệm điện năng và năng lượng và góp phần cực kỳ to lớn vào việc giảm các tác động xấu cho môi trường, hạn chế tối đa các tác động xấu và tiêu cực của xây dựng đối với hệ sinh thái cũng sức khỏe con người lẫn môi trường tự nhiên.

Hãy cùng UPC tìm hiểu xem kiến trúc xanh là gì và những lợi ích cũng như nguyên tắc thiết kế cho kiểu thiết kế này nhé!

Định Nghĩa Kiến Trúc Xanh

Kiến trúc xanh là kiến trúc mang phong cách thân thiện với môi trường, hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu và tài nguyên thiên nhiên trong suốt “đời sống” của công trình: từ thiết kế cho đến xây dựng, từ cải tạo, bảo trì, điều hành cho đến tháo dỡ.

Có thể hiểu một cách đơn giản và giản dị, kiến trúc xanh là kiến trúc được tạo dựng từ những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, hài hòa với thiên nhiên, không phá vỡ hệ sinh thái cảnh quan xung quanh, gắn bó môi trường sống của con con người với thiên nhiên, không làm ảnh hưởng hay ô nhiễm môi trường sống và tiết kiệm tối đa các nguồn năng lượng…

5 Tiêu Chí Đánh Giá Của Kiến Trúc Xanh Việt Nam

Địa điểm bền vững:

  • Địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch.
  • Bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên.
  • Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
  • Hòa nhập với cảnh quan tự nhiên.
  • Phục hồi năng cấp môi trường cảnh quan.

Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả:

  • sử dụng và khai thác hiệu quả ánh sáng và không khí tự nhiên.
  • Sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên nước.
  • Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng một cách hợp lý và thích hợp tiết kiệm đất đai trong xây dựng.
  • Sử dụng phù hợp năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
  • Áp dụng công nghệ xanh hiện đại.
  • Quản lý hiệu quả trong khai thác sử dụng, xây dựng công trình kiến trúc, KĐT.

Chất lượng môi trường trong nhà:

  • Tổ chức, sắp xếp không gian trong nhà sao phù hợp nhu cầu tâm sinh lý cũng như giao tiếp cộng đồng.
  • Vỏ bao che chống, phòng, giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên và nhân tạo.
  • Nguyên vật liệu nội thất phải đảm bảo không phát thải những khí độc hại và tác động ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe người sử dụng.
  • Chất lượng không khí xung quanh phải được đảm bảo.
  • Tiếng ồn phải được hạn chế nhất có thể, KĐT thấp hơn giới hạn cho phép.
  • Chiếu sáng giảm thiểu, năng lượng phải được quản lý, kiểm soát và sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Kiến trúc tiên tiến bản sắc:

  • Giải pháp kiến trúc và quy hoạch phải tương thích với nhu cầu sống, hướng tới các giá trị  xã hội và văn hóa tương lai.
  • Bảo tồn, khai thác và kế thừa các giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống, đặc trưng của các dân tộc vùng miền.
  • Ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả và thúc đẩy kinh tế xã hội.

Tính xã hội nhân văn bền vững:

  • Hòa nhập và hài hòa với môi trường nhân văn.
  • Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất, tinh thần và văn hóa của dân tộc, cộng đồng hay cá nhân.
  • Tôn trọng phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa.
  • Môi trường xã hội và kinh tế ổn định.

Những đóng góp to lớn của giải pháp kiến trúc xanh:

  • Về kinh tế: lợi ích đầu tiên mà kiến trúc xanh mang lại đó là chi phí sẽ giảm hơn hẳn trong quy trình thiết kế, xây dựng và sử dụng lâu bền của công trình.
  • Về xã hội: đang được thể hiện càng ngày càng rõ ràng hơn khi mà kiến trúc xanh kiến tạo sáng lập nên môi trường thân thiện và trong lành ở nhiều khía cạnh khác nhau cho con người.

Nhà kiến trúc xanh đã và đang đem lại nhiều lợi ích trong việc hạn chế những ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và cung cấp không khí trong lành cho cuộc sống mọi người.

  • Về tinh thần: con người ai cũng thích sự thuần khiết, tươi mới và trong lành của thiên nhiên hơn là không khí đầy khói bụi và ngột ngạt của thành phố. Việc phát triển các công trình xanh trong KĐT giúp lọc bớt khi bụi bẩn, giúp cho con người trở nên gần gũi với thiên nhiên và mang đến tinh thần bình yên, thoải mái khi được tiếp xúc với các mảng xanh tươi mát. Kiến trúc xanh còn giúp giải tỏa căng thẳng, giúp cho tinh thần con người hạnh phúc, năng động và tươi mới hơn.
  • Về môi trường: đây là lợi ích được chú trọng nhất, kiến trúc xanh đã và đang góp phần bảo vệ đa dạng sinh thái và sinh học, giúp thanh lọc không khí, nâng cao chất lượng của nguồn nước, bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, giảm bớt các chất độc chất thải rắn.

Kiến trúc xanh dần trở thành một xu hướng phát triển tất yếu trên toàn thế giới